Sau khi chinh phục đại hải trình, tìm được kho báu One Piece, Luffy đã trở thành một "ông hoàng” hải tặc, nhà chinh phục và khám phá vĩ đại. Tại hòn đảo cuối cùng - Laugh Tale, băng Mũ Rơm tìm thấy một trái ác quỷ đặc biệt có tên Matma Matma no Mi, giúp người sở hữu có khả năng hiểu được các loại ngôn ngữ kì bí. Đồng thời, họ còn tìm thấy vô vàn những bức tượng hình gà với nhiều loại ngôn ngữ được khắc lên chúng. Vì quá hứng thú với những phát hiện mới, băng Mũ Rơm đã quyết định lập nên tổ chức Chicken Minds với một phần nhiệm vụ là tiếp tục giải mã những điều bí ẩn còn được ẩn chứa bên trong. Kể từ đó tổ chức này đã phát triển mạnh mẽ không ngừng, chinh phục được nhiều thử thách khó nhằn, khám phá được nhiều bí ẩn của thế giới. Cho đến hàng trăm năm sau, trái ác quỷ Matma Matma no Mi lại trở thành một phần năng lực của con người. Và những cư dân thời hiện đại, với sự trợ giúp của CKM, họ đã lên đến một tầm-cao-mới. Những cá thể phi thường ấy vẫn đang tiếp tục nhiệm vụ truyền tải những loại ngôn ngữ “lak” hay còn được gọi là “mật mã”... 


Caesar cipher

Phương pháp mã hóa thay thế “Caeser cipher” là một trong những phương pháp mã hóa nổi tiếng, ra đời sớm, và khá đơn giản. 

Mật mã này được đặt theo tên Julius Caesar - vị hoàng đế của đế chế La Mã, người đã sử dụng chúng để gửi các thông điệp quan trọng ra chiến trường từ khoảng 100 năm trước Công nguyên.  

Đây là mật mã sử dụng phương pháp thay thế, bằng việc dịch chuyển chữ cái của từ ban đầu tới một vị trí cố định khác theo thứ tự trong bảng chữ cái theo phép dịch chuyển. Ví dụ như khi cho phép dịch chuyển là 3 thì “A” trong bảng chữ cái tiếng Anh có vị trí là 0 sẽ chuyển thành “D” ở vị trí 4. 

Tuy đây là một phương pháp đơn giản nhưng đã có thể mang lại sức bảo mật đang kể vào thời ấy, khi quân địch đa số bị mù chữ và số còn lại thì cho rằng đây là một loại ngôn ngữ không xác định. 

Vào thế kỉ XIV, người ta sử dụng mật mã Caesar trong phần quảng cáo cá nhân trên các tờ báo để trao đổi những thông điệp mã hóa. Hay vào năm 2006, ông trùm Mafia Bernardo Provenzano bị bắt ở Sicillia khi chạy trốn, một phần vì đã để lại thông điệp biến thể đơn giản của mật mã Caesar.  

Hiện nay, cách sử dụng mật mã Caesar được gọi là “ROT13”, viết tắt của “Rotate by 13 places”. “ROT 13” dịch chuyển chữ cái sang 13 vị trí. Nó thường được sử dụng trong các diễn đàn trực tuyến để che giấu thông tin, là lời giải cho các câu đố hoặc trò chơi. 

Nguồn hình: 

Vigenère

Mật mã Vigenère là một phương pháp mã hóa văn bản bằng cách sử dụng xen kẽ một số phép mã hóa Caesar khác nhau dựa trên các chữ cái của một từ khóa. Nó là một dạng đơn giản của mật mã thay thế dùng nhiều bảng chữ cái. 

Được mô tả ban đầu bởi Giovan Bellaso vào năm 1553, mật mã Vigenère đã được tái tạo một vài lần, gần đây nhất là bởi Blaise de Vigenère trong thế kỷ 19. Đây là một trong những mật mã polyalphabetic đầu tiên.

Mật mã đa âm cho phép sử dụng nhiều bảng chữ cái trong quá trình mã hóa, điều này làm tăng đáng kể không gian chính của bản mã. Các phiên bản trước đó của mật mã polyalphabetic yêu cầu tuân thủ cứng nhắc các điểm mà bảng chữ cái sẽ thay đổi. Việc triển khai mã hóa của Bellaso cho phép người gửi thay đổi bảng chữ cái tại các điểm tùy ý trong quá trình mã hóa. Tín hiệu thay đổi bảng chữ cái phải được thỏa thuận trước giữa người gửi và người nhận, do đó đây vẫn là một phương pháp mã hóa đối xứng.

Nguồn hình: https://instagalleryapp.com/bo-mt-thong-tin/cac-ma-va-mt-ma-ni-ting-trong-lch-s-va-vai-tro-ca/  

Semaphore

Năm 1972, chính phủ Pháp có thể chuyển những thông điệp đi khắp Châu Âu với vận tốc 1.500 dặm một giờ. Từ Paris, hoàng đế Pháp có thể truyền các chỉ dụ đến các vị trướng của ông bên bờ sông Rhine cách đó 150 dặm trong vòng 6 phút! 

Bằng cách nào? Đó là nhờ vào hệ thống tín hiệu do Claude Chappe phát minh năm 1972. Người ta xây dựng những tháp cao khắp nước Pháp và Châu Âu, mỗi tháp mang trên đỉnh hai cây cờ không lồ mà các tháp kia có thể nhìn thấy qua kính viễn vọng từ khoảng cách 10 dặm. Người điều khiển hai ngọn cờ đánh vần từng chữ cái trong thông điệp bằng cách giương cờ ở những vị trí khác nhau. Ngọn tháp cao gọi là Semaphore. Đến nay, cột tín hiệu và các mã Semaphore vẫn còn được sử dụng trong hải quân và lục quân của nhiều nước trên thế giới. 

Semaphore là phương pháo truyền tin dùng cờ hoặc bất cứ vật dụng gì có thể nhìn thấy (nón, mũ, sách, vở, …) được sắp xếp theo vị trí quy ước sẵn. 

Semaphore không có âm thanh như còi, vì vậy, nó được đặc biệt hiểu khi truyền tin ở khoảng cách xa, có tốc độ truyền tin nhanh hơn Morse và là phương tiện hữu hiệu trong thời đại ngày nay, đặc biệt là ngành hàng hải. 

Nguồn hình: https://www.researchgate.net/profile/Mohammad-Aminian/publication/268149915/figure/fig1/AS:669052666142731@1536525994367/1-The-Chappe-Semaphore-tower-6_Q640.jpg  

Pigpen

Mật mã PigPen (hay còn gọi mọt cách dân dã là “mật mã chuồng heo”, và còn có các tên gọi khác là mật mã tic-tac-toe, mật mã Freemason hay mật mã Napoleon) là “một dạng mật mã thay thế đơn giản, trong đó các kí tự được thay thế bằng dạng hình học của phần “chuồng” chứ kí tự đó” (theo Bách khoa toàn thư Wikipedia). 

Mật mã này xuất hiện lần đầu tiên trong “Ba cuốn sách của triết học huyền bí “ của Cornelius Agrippa, một học giả, nhà vật lý học người La Mã, vào năm 1531. 

Đọc tới đây, chắc hẳn các bạn cũng đã đau đầu, hoa mắt, chóng mặt và hoang mang vì vẫn không hiểu đây là gì. Vậy để chusnng mình giải thích cho nhé! Bảng mã của nó bao gồm hai lưới chứ 9 khoảng trắng giống như một bảng tic-tac-toe và hai lưới giống như một chữ X lớn và chứa bốn khoảng trống. Cùng với nhau, có 26 khaorng trắng trùng với 26 chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Anh. Tất cả các phần đều có thể được xác định duy nhất bằng cách kết hợp hình dạng của phần và sự hiện diện hoặc vắng mặt của một dấu chấm trong đó. Tin nhắn được ã hóa bằng các sử dụng mã định danh phần thay vì chữ cái thực. Và việc giải mã cũng được thực hiện bằng cách đặt cùng một lười và chuyển trở lại định danh phần cho chữ cái. 

Và lời cuối, các bạn hãy thử phiên dịch dòng mật mã ở bên hình như một cách “luyện tập” nhé! 

Nguồn hình: https://kimlongyuukoichihara.wordpress.com/tag/pigpen-cipfer-tool/