“Chú ngựa Pony được sinh ra và nuôi lớn giữa cánh đồng cỏ mênh mông và xanh mát, thế nên cũng không lạ gì khi chú luôn muốn lật tung cả thế giới lên để tìm hiểu mọi thứ. Tụi bạn thân mỗi lần nhắc đến cậu là đều nhận định “Pony là đứa con của Morse!”. Cũng bởi ngựa ta có thói quen luyên thuyên không bao giờ chán hàng tá điều thú vị về mã Morse, những thứ nó tìm đọc được mấy dạo nay: “Cậu có biết không? Mật mã học không khó hiểu lắm đâu, nó cũng chỉ là một lĩnh vực liên quan đến các kỹ thuật ngôn ngữ và toán học, người ta dùng nó để đảm bảo an toàn thông tin, cụ thể là trong thông tin liên lạc đó. Mật mã học luôn đi đôi với mã hoá, một cách chuyển từ dạng thông tin này sang dạng thông tin khác. Chắc cậu cũng nghe đến mã Morse rồi ha?…”. Và rồi Pony đưa mọi người tụi bạn đi từ điều bất ngờ này sang bất ngờ khác…”
Đó là câu chuyện yêu thích mã Morse từ thuở nhỏ của Pony. Giờ cậu đã lớn, vẫn giữ trọn ngọn lửa tình yêu mãnh liệt ấy và đã nhận lời phỏng vấn để kể cho nhà Chicken Minds nghe về hàng ngàn điều về Morse mà cậu biết.
Nào, trước khi vào câu chuyện chính, ngựa Pony muốn nhắn gửi đến fan nhà Gà một điều: “-... .. - .-.. -.-- .-.-.- -.-. --- -- .-.-.- ...- -. -..-. ..- --.- ..--- ----. -.... .-” (các cậu tra cứu Morse Code Translator để biết thêm nhá).
“Chào nhà Gà yêu dấu. Hôm nay, mình sẽ kể các bạn nghe…”
Lịch sử hình thành
Samuel F.B. Morse được biết đến là một người nghệ sĩ, một nhà phát minh tài ba, phát minh nổi tiếng mà có lẽ ai cũng biết khi nhắc đến ông chính là mã Morse. Nguyên nhân ra đời của mã Morse có thể sẽ khiến bạn bất ngờ đấy. Vào thế kỷ XIX, ông được yêu cầu họa một bức chân dung cho Marquis de Lafayette, một danh tướng người Pháp, ông đã tốn khá nhiều thời gian cho bức họa tuy nhiên bức tranh này vẫn không được hoàn thành. Nguyên do là trong lúc đang vẽ bức tranh, một người đưa thư báo rằng vợ ông lâm nguy. Ông dù ở rất xa nhưng vẫn tức tốc chạy về với bà, đáng tiếc rằng ông vẫn không kịp, khi về đến nơi vợ ông đã được chôn cất. Quá bực tức với sự chậm trễ của người đưa tin, ông đã dốc sức tạo ra một phương thức liên lạc nhanh chóng hơn. Từ đó mã Morse ra đời.
Nguồn ảnh:
Cách hoạt động
“The DOT” (Di) được biểu diễn bằng một dấu chấm và là một âm thanh nhanh và mau chóng.
“The DASH” (Dah) được thể hiện bằng một dấu gạch ngang và thanh âm được mở rộng hơn, kéo dài bằng ba lần dấu chấm.
Mỗi chữ cái, mỗi số và một số kí tự đặc biệt được gán một tổ hợp gồm các dấu chấm và dấu gạch ngang. Điều này cho phép chúng ta gửi các từ nhưng vẫn cần trợ giúp hiện thị ví trí từ và câu kết thúc cùng với bắt đầu. Chính những chỗ này, các khoảng trắng hay chỗ tạm dừng sẽ xuất hiện.
Có năm quy tắc thời gian cơ bản của mã Morse:
Độ dài của DOT là 1 đơn vị thời gian.
Độ dài của DASH là 3 đơn vị thời gian, hay nói là dài gấp 3 lần DOT.
Khoảng cách thời gian giữa DOT và DASH là 1 đơn vị thời gian, hay nói là dài bằng DOT.
Khoảng cách thời gian giữa các chữ cái là 3 đơn vị thời gian, hay nói là dài bằng DASH.
Khoảng dừng, hay khoảng trắng, giữa các từ hoàn chỉnh là 7 đơn vị thời gian.
Một khi đã biết được những quy tắc thời gian này, mã Morse sẽ phổ biến và có thể được điều chỉnh sử dụng như một mật mã với bất kì ngôn ngữ nào trên thế giới. Thực chất, mã Morse như một bảng chữ cái khác cho ngôn ngữ tiếng Anh, biểu diễn các chữ cái bằng sự kết hợp của các dấu chấm và dấu gạch ngang. Với 27 kí tự (26 chữ cái A-Z và dấu cách _ ), ta có thể xem một từ tiếng Anh như một con số ghi trong hệ cơ số 27. Tuy nhiên, có điểm khác biệt khá lớn là tần suất sử dụng của các chữ cái khác nhau nên cách quy đổi đó chưa hiệu quả. Mã Morse có thể được coi như là cách viết trong hệ cơ số 3 như sau: gán 1 cho dấu chấm, 2 cho dấu gạch ngang và 0 cho dấu cách, mã Morse trông như sau (xem ảnh đi kèm).
So sánh với các loại mật mã khác
So sánh với mã nhị phân:
Mã Morse dùng ít kí tự hơn để biểu diễn các chữ cái, con số (4-5 kí tự).
Còn mã nhị phân cần dùng 8 kí tự (sự khác biệt do mã morse có dấu cách).
Tuy nhiên, máy tính ngày nay vẫn dùng mã nhị phân thay vì mã Morse. Lý do là các thiết bị điện tử sẽ hiệu quả hơn nếu có số bit cố định trong mỗi byte (8 bit). Mã morse chỉ hoạt động thật sự hiệu quả trên dữ liệu có sự khác biệt lớn về tần số ký tự (Ví dụ: trong bảng chữ cái), trong khi thông tin mã hóa còn là số lượng lớn các kí hiệu, con số với tần số khá ngẫu nhiên. Trên thực tế, các ký tự trong bảng ASCII (American Standard Code for Information Interchange) mở rộng gán mỗi trong số 256 byte thành một ký hiệu khác nhau. Điều này chứng tỏ mã nhị phân hiệu quả càng tốt, vì bạn không lãng phí bất kỳ ký hiệu nào.
Nguồn ảnh:
https://www.lifewire.com/what-is-binary-and-how-does-it-work-4692749
https://science.howstuffworks.com/innovation/inventions/morse-code.htm
Ứng dụng của mã Morse
Một trong những lợi ích to lớn nhất mà mã Morse đem lại cho chúng ta đó là khả năng sử dụng được trong hầu hết mọi tình huống. Mã Morse hoạt động miễn là nó được dùng để đưa ra những tín hiệu qua mọi phương thức từ viết tay, ảnh tượng trưng, chớp nháy ánh đèn hoặc chỉ đơn giản là tiếng động khi chạm vào bất kì một vật nào đó.
Nhờ sự tiện ích đó, Mã Morse được coi như là một trong những phát minh quan trọng nhất về phương pháp viễn thông trên thế giới.
Trong cuộc nội chiến Hoa Kì vào những năm 1860, tổng thống Mỹ Abraham Lincoln đã sử dụng mã Morse để theo kịp với sự phát triển của chiến trường.
Trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam, Hàn quốc và Thế chiến thứ 2, mã Morse đã được sử dụng vô cùng rộng rãi nhằm truyền tin và liên lạc giữa các căn cứ quân sự Mỹ.
Cho tới ngày nay, mật mã Morse quốc tế vẫn được ứng dụng rất rộng rãi ví dụ như để định vị và điều hướng máy bay, tàu hải quân hay quan trọng hơn là trong quân sự.
Tín hiệu nổi tiếng nhất ứng dụng mã Morse thường được sử dụng hay thấy trong phim ảnh có lẽ là tín hiệu S.O.S - S.O.S được đưa ra như một tín hiệu xin giúp đỡ quốc tế bởi chính phủ Đức năm 1905.
Nguồn ảnh: https://victoriancollections.net.au/collections?q=morse%20key