“Toán học có cội rễ sâu xa trong đời sống hàng ngày và là nền tảng của mọi tiến bộ kĩ thuật.” - Nhà toán học N.A.Court 

Câu nói của N.A.Court dường như là một minh chứng rõ nét làm nổi bật lên sức ảnh hưởng và lan tỏa vô cùng mạnh mẽ của Toán học đối với sự phát triển của xã hội. Thời học sinh ắt hẳn nhiều người trong chúng ta từng tự đặt câu hỏi vì sao phải học Toán? Một môn học thường xuyên gắn liền với những tính từ không mấy tích cực như yêu cầu tư duy quá cao, khô khan, hay nhàm chán. Nhưng đừng lo, hôm nay hãy để chúng mình cũng dẫn bạn đi vi vu vòng quanh năm châu bốn bể và khám phá những khía cạnh thú vị, độc đáo nhưng cũng không kém phần bổ ích của bộ môn khoa học tự nhiên này nhé. Giờ thì còn chần chờ gì nữa, xách ba lô lên, cầm theo chiếc vé thông hành, nắm tay nhau thật chặt và 1 2 3… 

Are you ready for this? Zimzalabim~ 

30 St Mary Axe

30 St Mary Axe hay “The Gherkin”, cao hơn 180m là một trong những tòa nhà chọc trời ấn tượng bậc nhất ở Luân Đôn, Anh.  Được thiết kế và lên ý tưởng bởi hai kiến trúc sư Norman Foster và Ken Shuttle Worth, cũng như xây dựng bởi hãng kiến trúc Foster + Partners . 

Công trình này nổi bật với hình dáng bên ngoài tựa như “quả dưa chuột khổng lồ bao phủ bằng những lớp kính”, với những đường cong hoàn mĩ được tạo nên bởi thiết kế cấu trúc thép đặc biệt - diagrid. 

Cấu trúc Diagrid tạo cảm giác ít nặng nề hơn so với các công trình dạng hình hộp chữ nhật thông thường. Chúng còn giúp tiết kiệm nguyên vật liệu và giảm trọng tải do sử dụng ít thép hơn so với các công trình có kích thước tương tự. Đồng thời còn góp phần cản gió, cải thiện môi trường trên mặt đất và giảm sức nặng cho tòa nhà.

Nguồn hình: https://gàminds.vn/8or 

Bảo tàng Guggenheim Bilbao

Bảo tàng Guggenheim Bilbao – Bông hoa thép do Frank Gehry thiết kế mở ra xu hướng kiến trúc mới của thế kỉ 21 với kết cấu “táo bạo" vận dụng cái hình dạng phi truyền thống bằng topo tạo nên một tuyệt tác nghệ thuật thường thức. 

Để có thể đảm bảo tính tự do sáng tạo, khám phá các hình dáng uyển chuyển, vừa đảm bảo được tính khả thi của mô hình mẫu, Gehry đã phải nhờ qua công cụ xử lí hình học không gian tiên tiến trong phần mềm Catia (phần mềm vẽ mặt uốn cong cho ngành công nghiệp hàng không vũ trụ). 

Nguồn ảnh: https://gàminds.vn/n37 

Nhà thờ Sagrada Familia

Là công trình ở Barcelona là sản phẩm của kiến trúc sư thiên tài Antoni Gaudi được coi là giấc mơ của các nhà toán học. Cấu trúc “hyperbole" là điểm nổi bật của toàn bộ công trình với mái vòm trang trí bởi các đường dây xích.  

Thánh đường này còn sở hữu một quảng trường ma thuật, nơi nổi tiếng bởi phương trận bày ra. Khi ta cộng tất cả các số tượng lại, dù cộng ngang, chéo, hay dọc thì tổng số vẫn luôn là 33, cũng chinh là số năm mà Chúa sống tại nhân gian. 

Nguồn hình: https://gàminds.vn/dd2884

Nhà hát con sò Sydney 

Khi nhắc đến nước Úc, thì suy nghĩ đầu tiên của bạn là gì? Có thể đối với một số người thì cụm từ “ xứ sở chuột túi” sẽ xuất hiện đầu tiên. Nhưng đối với một số khác thì những cụm từ xuất hiện đầu tiên sẽ là “Sydney Opera House” .

Nhà hát con sò Sydney là một trong những điểm đến hàng đầu thế giới với vẻ đẹp hiện đại và sắc sảo. Được thiết kế vào năm 1957 bởi Jorn Utzon, một kiến trúc sư người Đan Mạch. Utzon đã phá vỡ hoàn toàn lối tạo hình khối vuông và tam giác của kiến trúc thời đó. Nhưng hôm nay, thứ mà mình muốn đề cập không phải là vẻ đẹp bên ngoài đầy sự phá cách này mà là cấu trúc tinh xảo bên trong của một trong những địa điểm nổi tiếng bậc nhất trên thế giới. 

Bên trong của rạp hát này được thiết kế theo hình elipse. Vì sao lại vậy?  

Là vì chính toán học đó. Hình elipse một tính chất đặc trưng mà luôn được áp dụng trong việc thiết kế và bố trí các không gian khán phòng, đặc biệt là trong rạp hát đó là khoảng cách từ hai tiêu điểm F1, F2 của đường elipse tới một điểm trên đường tròn luôn bằng nhau. Vì thế khi sân khấu được đặt ở F1 thì khi hát âm thanh sẽ được truyền tới khắp cả khán phòng và nếu được thì hãy chọn chỗ ngồi ở F2 để chính bạn có thể thưởng thức buổi hòa nhạc một cách thỏa mãn nhất. 

Eden Project

Cornwall (Anh) là quê hương của nhà kính lớn nhất thế giới: “Nhà kính đồng hình ngũ giác“, một quần thể bao gồm nhiều mái vòm tạo thành từ các ô kính hình lục giác và ngũ giác. Trung tâm xã hội, môi trường, giáo dục và nghệ thuật này chủ yếu tập trung vào các giải pháp sống xanh và thể hiện điều này trong từng khía cạnh của thiết kế công trình. 

 The Core là một bổ sung mới nhất cho dự án và được khai mạc vào tháng 9 năm 2005. Xây dựng dựa trên dãy số Fibonacci (một dãy các con số liên tiếp bắt đầu từ 1 và các số kế tiếp là tổng của hai số liền trước nó: 0, 1, 1, 2, 3, 5, 8, 13, …) và phyllotaxis (cách sắp xếp của những chiếc lá cây) lấy cảm hứng từ hoa hướng dương, dứa....

Nguồn hình: https://gàminds.vn/i5e