Toán học chỉ tiết lộ những bí mật của mình cho những ai tìm đến bằng tình yêu thuần khiết vì vẻ đẹp của nó mà thôi.” - trích lời Nhà toán học Des MacHale.

“Khó tin quá! Làm sao có thể có sợi dây liên kết giữa Toán với nghệ thuật được chứ?” – đây hẳn là những điều bạn đang tự hỏi phải không? Thế thì đấy là do bạn chưa biết đến TỶ LỆ VÀNG trong Toán học đó! 

Vậy ngay bây giờ hãy để chúng mình giới thiệu cho bạn TỶ LỆ VÀNG là như thế nào bằng cách bấm vào các hình bên dưới nhé!

A và B

Trong Toán học và nghệ thuật, hai đại lượng được gọi là có tỷ số vàng hay tỷ lệ vàng nếu tỷ số giữa tổng của các đại lượng đó (a+b) với đại lượng lớn hơn (a) bằng tỷ số giữa đại lượng lớn hơn (a) với đại lượng nhỏ hơn (b). Tỷ lệ vàng thường được ký hiệu bằng ký tự φ (phi) trong bảng chữ cái Hi Lạp nhằm tưởng nhớ đến Phidias, nhà điêu khắc đã xây dựng nên đền Parthenon.

Nguồn ảnh: Diễn đàn iDesign - “Tỉ lệ vàng thần thánh” và những ứng dụng tuyệt vời trong thiết kế.

Xoắn ốc Vàng

Fact: Khi ta vẽ một vòng cung từ một góc đến góc đối diện của mỗi hình vuông – bạn đang vẽ những nét đầu tiên của Xoắn ốc Vàng.

“Hình chữ nhật tỷ lệ Vàng” là hình chữ nhật có tỷ lệ giữa cạnh dài và cạnh ngắn là tỷ lệ vàng. Có một điều thú vị là khi bạn đặt một hình vuông bên trong “Hình chữ nhật Vàng” nó sẽ tạo thành một “Hình chữ nhật Vàng” mới nhỏ hơn khi xoay theo chiều dọc. Thế là ta lại có thêm một hình vuông mới bên trong “Hình chữ nhật Vàng” mới đó đấy!

Nguồn ảnh: Diễn đàn iDesign - “Tỉ lệ vàng thần thánh” và những ứng dụng tuyệt vời trong thiết kế.

Kim Tự Tháp & 1.618

Cụ thể là khi ta lấy một mặt cắt của Kim Tự Tháp, nó cho ta 2 hình tam giác vuông với cạnh huyền là 186m và đáy là 115m. Nếu chúng ta chia 186 cho 115 thì ta được đáp số là [1,618].

Là công trình duy nhất thuộc 7 kỳ quan thế giới còn tồn tại cho đến ngày nay, Kim Tự Tháp không chỉ nổi tiếng bởi những bí ấn đằng sau mà còn bởi vì sự “hoàn hảo” trong thiết kế của nó. Ví dụ điển hình là Đại Kim Tự Tháp Giza – đây là một trong những thiết kế đầu đời ứng dụng “tỷ lệ Vàng” đó.

Nguồn ảnh: Diễn đàn The Arch Insider - Importance of Golden Ratio in Architecture.

Đền Parthenon

Phidias cũng chính là người được người ta đặt tên cho kí hiệu của tỷ lệ Vàng. 

Một ví dụ phổ biến khác áp dụng “tỷ lệ Vàng” là đền Parthenon do Phidias thiết kế. Ông đã thiết kế ngôi đền theo hình chữ nhật tỷ lệ Vàng. Từ đó, tỷ lệ thiêng liêng này được đã được đặt theo tên của Phidias để người đời luôn tưởng nhớ đến ông.

Nguồn ảnh: Báo Doanh Nghiệp Việt Nam - Bí ẩn 'tỷ lệ vàng': Mật mã của vũ trụ hay chỉ là một sự ngẫu nhiên?

Pepsi và Tỷ lệ Vàng

Logo Pepsi dựa trên hai vòng tròn tiếp xúc trong, hoàn toàn tuân theo tỷ lệ Vàng. Vòng tròn trong nhỏ hơn không thực sự hiện diện nhưng lại định dạng cho dải đai trắng nằm dọc trung tâm logo.

Việc sử dụng các “vòng tròn Vàng” không chỉ tạo ra sự hài hòa và hợp lí về tỷ lệ, mà còn tạo ra sự nhất quán xuyên suốt về mặt hình thức nữa. Để biết rõ hơn, chúng ta hãy cùng nhìn vào ví dụ là logo ông lớn ngành nước ngọt – Pepsi nhé!

Nguồn ảnh: Diễn đàn Trung tâm Unix - Tỷ lệ vàng: Vẻ đẹp của Toán học.