“Yesterday's the past, tomorrow's the future, but today is a gift. That's why it's called the present”  - Bil Keane 


Một năm có 365 ngày, khoảnh khắc nào dành cho bạn? Những vì tinh tú nơi xa xăm liệu chỉ đơn giản tỏa sáng rực rỡ trên bầu trời đêm hay còn ẩn chứa sâu trong báu vật quý giá nào đấy? Du hành ngược về lịch sử của hàng thiên niên kỷ trước, đã bao giờ bạn tự hỏi dòng chảy thời gian bắt đầu từ khoảnh khắc nào và được khai phá ra sao chưa? Bảy ngày, mười hai tháng hay định nghĩa của một năm, ngỡ như là ngẫu nhiên hay tất cả đều được thiên nhiên sắp đặt và dự đoán trước? Trải qua vạn năm phát triển, những nhà thiên văn học đại tài đã cho ra đời tất thảy bao nhiêu loại lịch?  


Nếu đây là những câu hỏi mà bạn đã luôn thắc mắc bấy lâu thì ngại ngần gì nữa, hãy nhanh chân tới ngay nhà ga Chicken Minds cùng với chiếc vé thông hành và... 


Hân hạnh chào đón quý khách đến với chuyến tàu mang số hiệu T04, thắt dây an toàn, kiểm tra thật kỹ hành trang cần thiết. 


Tik tok tik tok... 


Chào mừng bạn đến với dải ngân hà đa sắc và nhiệm màu của Chicken Minds. 

Lịch sử hình thành lịch 

Từ thời xa xưa, thời gian đóng vai trò hết sức quan trọng trong đời sống của con người, và thường được quan sát thông qua sự biến đổi tuần tự của thiên nhiên như sự chuyển động của Mặt Trời, Mặt Trăng, các vì sao,... Họ dùng các công cụ thô sơ, đầy sức sáng tạo như đồng hồ dựa theo bóng mặt trời (khối Obelisk của Ai Cập, Stonehenge ở Anh), đồng hồ nước (ở Ai Cập, Trung Quốc), đồng hồ cát,... để có thể nắm bắt thời gian mà sinh hoạt hàng ngày. Nhưng để thuận tiện theo dõi thời gian với độ chính xác cao hơn, con người đã “số hóa” các quan sát, kinh nghiệm xem thời gian đó như thế nào? Đây là lúc lịch chính thức ra đời và là một trong những dấu ấn đậm nét mà toán học để lại qua các con số từ thời xa xưa nhất. 

Dựa theo chu kì chuyển động của Mặt Trời, Mặt Trăng, dưới thời Cộng hòa La Mã, lịch Julius đã ra đời với 365 ngày mỗi năm bình thường, 366 ngày mỗi năm nhuận (cách 4 năm). Với một số sự cải tiến từ lịch Julius, lịch Gregory, ra đời vào tháng 10 năm 1562, đã được chấp thuận rộng rãi bởi các quốc gia phương Tây và được sử dụng cho tới ngày nay. Động lực cho việc điều chỉnh là đưa ngày cử hành Lễ Phục sinh vào thời điểm trong năm mà lễ này được cử hành bởi Giáo hội sơ khai ban đầu. Sai sót trong lịch Julius (giả định rằng có chính xác 365,25 ngày trong một năm) đã dẫn đến ngày điểm phân theo lịch trôi đi so với thực tế được quan sát, và do đó một lỗi đã được đưa vào tính toán ngày của lễ Phục sinh. Sự thay đổi đó để được sự ủng hộ của nhiều nhà thiên văn học thời đó, cũng như các hoàng tử Công giáo của châu Âu.

Nguồn ảnh:  

https://www.english-heritage.org.uk/visit/places/stonehenge/history-and-stories/history/  

Hiện tượng tự nhiên

Chuyển động của Mặt Trăng và Mặt Trời là điều mà các nhà thiên văn học dành nhiều sự quan tâm, nghiên cứu suốt nhiều năm qua bởi chuyển động của chúng có thể tạo ra những hiện tượng tuyệt đẹp mà không phải ai cũng biết và cũng có thể chiêm ngưỡng được vẻ đẹp tuyệt hảo ấy.   

Hiện tượng phổ biến nhất có thể kể đến đó là nhật thực. Có lẽ nhiều người đã biết đến nhật thực là hiện tượng mà cả Mặt Trăng, Trái Đất và Mặt Trời cùng nằm thẳng hàng hoặc gần thẳng hàng trong đó Mặt Trăng nằm giữa Mặt Trời Trái Đất. Nhưng liệu mọi người đã biết rằng các nhà khoa học có thể tiên đoán được thời gian mà nhật thực xảy ra trong các năm tới thậm chí là cả thập kỉ tiếp theo?  

Từ xa xưa, các nhà thiên văn học cổ đại đã bắt đầu tìm hiểu về chuyển động cũng như chu kỳ của Mặt Trăng thế những nó chưa thật sự chuẩn  xác. Mãi đến năm 1824, một nhà toán học, thiên văn học người Đức Friedrich Bessel đã tìm ra một cách tính toán mới đó là dùng các yếu tố Besselian. Ý tưởng cơ bản là tính toán chuyển động của bóng của Mặt Trăng trên một mặt phẳng đi qua tâm Trái Đất. Sau đó, hình nón của Mặt Trăng có thể được chiếu trên bề mặt Trái Đất.  

Các nhà khoa học đã thấy rằng cứ khoảng 18 tháng sẽ xảy ra hiện tượng nhật thực toàn phần 1 lần, tuy nhiên nếu chọn 1 nơi bất kì trên Trái Đất thì phải tận 360-410 năm hiện tượng này mới lặp lại. Trong 1 năm sẽ có ít nhất 2 lần nhật thực và nhiều nhất là 5 lần vòng quanh thế giới. Năm gần đây nhất có 5 lần nhật thực đó là 1935 và năm tiếp theo sẽ là năm 2206 đó. Hiện tượng nhật thực toàn phần diễn ra rất nhanh chóng, thường là dưới 5 phút và dài nhất là chưa đến 8 phút. Nếu mọi người muốn quan sát nhật thực thì hãy chuẩn bị một chiếc kính chuyên dụng nha vì quang quyển của mặt trời có thể làm bạn mù chỉ trong vài phần giây đấy! 

Nguồn: https://ichef.bbci.co.uk/news/549/cpsprodpb/15AAA/production/_97664788_latest409601712copy-2.jpg 

Giải mã con số 

Có bao giờ, bạn để ý và tự đặt câu hỏi cho bản thân rằng liệu tại sao 1 năm thường có 365 ngày, 1 tuần có 7 ngày, 1 ngày lại có 24 giờ, ... và rốt cuộc những con số này tại sao lại được chọn? 

Đúng như những gì các bạn nghĩ, những con số trên không phải được chọn ngẫu nhiên mà chúng đều mang trong mình một ý nghĩa, một câu chuyện đầy thú vị và hấp dẫn đằng sau chúng. Cùng tụi mình khám phá những câu chuyện đằng sau những con số này nhé! 

Tại sao 1 năm lại có 365 ngày? 

Thời xưa, con người đã dựa vào vị trí của các chòm sao và chọn ra 36 chòm sao để tính thời gian. Mỗi chòm sao xuất hiện đầu tiên trong khoảng thời gian là 10 ngày vậy nên con người đã quy ước thời gian trong một năm chu kỳ sự xuất hiện của 16 chòm sao đó: 36 × 10 = 360. Về sau, với công cụ đo đạc và khoa học tiến bộ hơn, con người đã tính được chính xác hơn và từ đó chúng ta quy ước 1 năm có 365.2425 ngày được làm tròn còn 365 dẫn tới có 1 năm nhuận mỗi chu kì 4 năm. 

Tại sao 1 tuần lại có 7 ngày? 

Một số nền văn minh sớm nhất đã biết quan sát vũ trụ và ghi lại chuyển động của các hành tinh, Mặt Trời và Mặt Trăng. Người Babylon, sống ở khu vực ngày nay là Iraq, vốn là những nhà quan sát thiên văn sắc sảo, góp công lớn trong việc phân chia các tuần thành 7 ngày như chúng ta vẫn áp dụng. 

Lý do là họ đã quan sát được 7 thiên thể - Mặt Trời, Mặt Trăng, Sao Thủy, Sao Kim, Sao Hỏa, Sao Mộc và Sao Thổ - do đó đây được coi là con số có ý nghĩa đặc biệt. 

Số 7 còn mang rất nhiều ý nghĩa đặc biệt: 

Khi bạn lấy 1 chia cho 7, đáp số sẽ là 0.(142857) trong đó phần thập phân (142857) vô hạn tuần hoàn, như là đại diện cho sự lặp đi lặp lại của các tuần liên tiếp. 

Đặc biệt hơn: 

Như các bạn thấy, con số 142857 khi nhân lần lượt cho các số từ 1-6 thì kết quả chỉ là đảo vị trí các con số của chính số 142857. Tuy nhiên, khi nhân cho số cuối cùng thì đáp án lại ra 1 con số đẹp là 999999. Đó cũng có thể là giải thích cho lí do vì sao mà từ Thứ 2 tới Thứ 7 thì đều có chữ Thứ trước các ngày đó tuy nhiên ngày Chủ Nhật lại có tên khác với những ngày còn lại. 

Tại sao 1 ngày có 24 giờ, 1 giờ có 60 phút và 1 phút có 60 giây? 

Ngày nay, con người chúng ta sử dụng hệ thập phân cho mọi cơ số dựa theo 10 ngón tay trên cả 2 bàn tay con người. Tuy nhiên vào thời xa xưa, con người đã có những cơ số đếm khác biệt hơn. 

Nền văn minh Ai Cập và Babylon là những nền văn minh đầu tiên chia một ngày thành những đơn vị thời gian nhỏ hơn. Tại đây họ dùng hệ số Thập nhị phân - 12 và Lục thập phân - 60. 

Hệ số 12 có thể nói là cơ sở của lí do tại sao 1 ngày lại có 24 giờ, 1 giờ có 60 phút và 1 phút có 60 giây (vì 24 và 60 đều là bội của 12 mà!). 

Tại sao lại là 12? Nếu bạn nhìn vào bức ảnh bên, bạn sẽ tìm được câu trả lời: Do ngón cái có số đốt khác các ngón còn lại nên đã không được tính vào trong hệ số. 

Nguồn ảnh: https://media.excdn.com/EXP/media.watchbook.vn/files/tannm/2017/11/22/he-so-12-ban-tay-1021.jpg  

Các loại lịch khác

Có một điều khá thú vị rằng, trên thế giới này không chỉ tồn tại hai loại lịch đơn thuần là lịch Mặt Trăng (Âm lịch) và lịch Mặt Trời (Dương lịch), mà còn rất nhiều loại lịch khác. Các bạn có tò mò “những loại lịch khác” ở đây là gì không? Nếu có, thì bây giờ, hãy cùng tìm hiểu với những chú gà xinh xắn này nhé! 

Lịch Do Thái (lịch Hebrew) 

Lịch Hebrew hay còn gọi là lịch Do Thái, là một hệ thống lịch ngày nay được sử dụng chủ yếu là để xác định các ngày lễ tôn giáo của người Do Thái. 

Lịch Do Thái được tính dựa trên chu kỳ của Mặt Trăng. Số ngày trong tháng của Lịch Do Thái thường luân phiên giữa 29 ngày và 30 ngày. Tuy nhiên, có hai tháng là tháng Tám và tháng Chín có thể là 29 hay 30 ngày.  

Vì mỗi năm trong Lịch Do Thái ít hơn năm Dương Lịch từ 10 đến 12 ngày; để giữ cho không bị sai lệch quá nhiều với năm Dương Lịch, cứ khoảng 2 hay 3 năm, Lịch Do Thái có thêm một tháng nhuận. 

Lịch Do Thái có 12 tháng. Mỗi tháng bắt đầu vào ngày trăng mới và có tuần lễ theo chu kỳ 7 ngày sáng tạo đã được ghi lại trong Kinh Thánh. Tên của 6 ngày đầu tiên được gọi đơn giản theo thứ tự từ ngày thứ nhất đến ngày thứ sáu, tuy nhiên ngày thứ bảy được gọi là ngày Shabbat, nghĩa là ngày “an nghỉ”.   

Lịch Do Thái định nghĩa ngày là khoảng thời gian giữa hai buổi hoàng hôn (đồng nghĩa rằng, ngày của người Do Thái bắt đầu vào buổi tối). Điều này xuất phát từ thứ tự của ngày được ghi lại trong Sáng Thế Ký: buổi tối đến trước và buổi sáng đến sau. Thứ hai, để có thể xác định khởi đầu của một ngày là lúc nào, người Do Thái cần biết khi nào là lúc hoàng hôn. Một luật cổ xưa của người Do Thái đã định nghĩa rằng hoàng hôn không phải là lúc mặt trời lặn (như quan niệm thông thường) mà là lúc ba ngôi sao đầu tiên xuất hiện trên bầu trời. 

Lịch Maya: 

Chắc các bạn cũng ít nhiều nghe đến cụm từ “lịch Maya” cũng như một số điều kì bí về nó, nên ở đây, chúng mình xin phép chỉ đề cập đến cách làm lịch của người Maya ở mục này mà không đề cập đến sự kì bí của lịch Maya và ngày tận thế nữa. 

Các yếu tố cần thiết của hệ thống lịch Maya được dựa trên một hệ thống mà đã được sử dụng phổ biến trên khắp khu vực, có niên đại ít nhất là thế kỷ thứ 5 TCN.  

Người Maya xác định chính xác thời gian Trái Đất quay hết một vòng quanh Mặt Trời (tức là độ dài 1 năm) bằng 365,2420 ngày - xê dịch với thời gian rất ít so với cách tính mới nhất, điều này có nghĩa là xác suất sai số chỉ có 1 ngày trong 5000 năm. Sự tính toán của người Maya đúng hơn 1.200 lần so với người Ai Cập, 40 lần so với lịch Julius và thậm chí hơn cả 1,5 lần so với thứ lịch Gregory hiện đại mà chúng ta đang dùng. 

Không chỉ thế, họ còn tính ra mỗi tháng có 20 ngày, mỗi năm có 18 tháng cộng thêm mỗi năm có 5 ngày kiêng kỵ không đưa vào tháng nào. Nhờ vậy số ngày thực chất trong một năm là 365 ngày. Số đó vừa vặn trùng hợp với nhận thức quay về thời gian Trái đất tự quay và quay quanh Mặt trời hết một chu trình. 

Ngoài ra còn có các loại lịch khác như lịch riêng của một số quốc gia, hay lịch của một số tôn giáo (như Phật giáo).

Nguồn: 

https://thienmenh.net/tim-hieu-them-ve-cac-loai-lich-ngoai-lich-am-duong.html  

https://thienmenh.net/tim-hieu-them-ve-cac-loai-lich-ngoai-lich-am-duong.html